Sập gỗ chân quỳ

Hiển thị 1–24 của 175 kết quả

Những mẫu sập gỗ chân quỳ đẹp nhất, có đủ mẫu sập gụ cổ và cách tân hiện đại, bán giá rẻ tận gốc do Xưởng đồ gỗ mỹ nghệ Thanh Tùng sản xuất.


Sập gỗ từ thời phong kiến đã rất phổ biến trong các gia đình quý tộc. Nó không chỉ đơn giản là một món đồ nội thất mà gần như đã trở thành biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Cho đến ngày nay sập chân quỳ vẫn rất được ưa chuộng nhưng đã trở nên bình dân hơn với nhiều mẫu cách tân rất đẹp. Tuy nhiên, để tìm được một cơ sở sản xuất có đủ kinh nghiệm và tay nghề làm ra những bộ sập gỗ đẳng cấp thì không phải dễ.

Đến với Đồ Gỗ Thanh Tùng, chúng tôi không làm hàng chợ, chỉ làm hàng cao cấp, hoàn thiện kỹ, chọn gỗ tốt, nhiều vân đẹp. Tích lũy kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề gỗ, với nhiều nghệ nhân và thợ tay nghề cao luôn cho ra mắt những bộ sập gỗ lối cổ đẳng cấp nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng.

Cấu tạo của 1 chiếc sập gỗ chân quỳ

Về mặt thiết kế tổng thể, 1 chiếc sập gỗ gồm có 3 phần chính:

1. Mặt sập

Là phần để chúng ta ngồi lên. Thông thường mặt sập sẽ được ghép bằng 2 tấm gỗ lớn gọi là sập 2 lá (sập lá đôi). Với những loại gỗ quý hiếm như trắc, mun, gụ ta,... thì khó tìm cây gỗ to nên có thể phải ghép từ 3 tấm gỗ gọi là sập 3 lá.

Mặt sập gỗ ghép 2 tấm
Mặt sập gỗ ghép 2 tấm

Những tấm gỗ để làm mặt sập sẽ được xẻ dày từ 2-3 cm. Một số khách yêu cầu hàng dày dặn hơn thì xưởng sẽ chế tác theo yêu cầu của khách. Riêng mặt sập nguyên khối thì phải xẻ gỗ dày từ 10cm trở lên.

2. Quây sập

Còn gọi là yếm sập. Đây là phần giúp liên kết 4 chiếc chân sập với nhau để tạo thành một tổng thể khép kín, che đi toàn bộ không gian dưới gầm chiếc sập gỗ. Những tấm gỗ để làm quây sập được xẻ dày từ 10cm để đảm bảo độ chắc chắn và có thể điêu khắc tạo hình trên đó.

Cấu tạo của sập gỗ chân quỳ
Cấu tạo của sập gỗ chân quỳ

Trên bề mặt của quây sập người thợ có thể để trơn (gọi là sập trơn) hoặc điêu khắc nhiều họa tiết khác nhau để tạo ra sự độc đáo riêng cho từng chiếc sập. Người ta cũng gọi tên mẫu sập dựa vào những hình ảnh, họa tiết điêu khắc trên đó: sập thập điểu quần mai, sập ngũ phúc, sập sen cò, sen vịt,...

3. Chân sập

Là phần chịu lực chính cho chiếc sập nên được thiết kế rất to, thường khổ gỗ vuông 24cm, 26cm hoặc lớn hơn. Nó được tạo hình theo kiểu chân thấp, uốn cong giống dáng chân người đang quỳ gối nên được gọi là sập chân quỳ.

Để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, chân sập được điêu khắc các con vật như hạc, sóc, hươu, ốc sên,...

Tất cả các thành phần của chiếc sập (chân, quây và mặt) được kết nối với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ mà không cần đinh, keo. Kỹ thuật này yêu cầu độ chính xác cao, thể hiện tay nghề của người thợ mộc.

Phân loại sập gỗ

Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu sập được làm trên nhiều chất liệu gỗ khác nhau. Đồ gỗ Thanh Tùng phân loại sập gỗ như sau:

Phân loại dựa trên mẫu đục:

  • Sập trơn: Mặt sập để trơn không đục tỉa gì nhằm khoe vân gỗ.
  • Sập thập điểu quần mai: Cũng gọi là mai điểu, đục hoa mai và 5 cặp chim uyên ương.
  • Sập ngũ phúc: Đục con rơi, chữ vạn, chữ thọ, hoa mai.
  • Sập ba bông: Đục các tích cổ.
  • Sập sen cò: Đục hoa sen, con cò.
  • Sập sen vịt: Đục hoa sen, đàn vịt.
  • Sập trúc nho: Đục cành trúc, chùm nho, con sóc.

Trên thị trường còn một loại sập khảm (khảm trai hoặc khảm ốc) theo lối cổ truyền. Đây là kỹ thuật thủ công lâu đời bậc nhất của Việt Nam ta, đòi hỏi độ tỉ mỉ và tay nghề rất cao.

Phân loại dựa trên chất liệu gỗ:

  • Sập gỗ trắc: Bây giờ không còn gỗ bản to để làm mặt sập nên gần như không thể làm được hàng mới. Trên thị trường chỉ có các cơ sở mua bán sập gỗ trắc cũ thôi.
  • Sập gỗ gụ (gụ ta, gụ Lào, gụ mật, gụ Nam Phi,...)
  • Sập gỗ hương (hương đỏ, hương Lào, hương đá,...)
  • Sập gỗ gõ đỏ, xà cừ,...

Phân loại dựa vào kích thước:

Có 2 kích thước sập gỗ phổ biến là 1m6x2m và 1m8x2m2. Trong đó sập 1m8x2m2 phổ biến hơn vì nhìn cân đối và hoành tráng hơn so với sập 1m6x2m.

Tùy vào không gian nội thất của gia chủ mà khách hàng sẽ đặt làm sản phẩm có kích thước phù hợp. Đồ gỗ mỹ nghệ Thanh Tùng từng tiếp nhận đơn hàng khách yêu cầu làm chiếc sập rộng tới 2m6 nhìn vô cùng hoành tráng.

Phân loại dựa vào phần quây sập:

Có 2 loại sập tam diện và sập tứ diện.

Bình thường chiếc sập gỗ được thiết kế 4 mặt giống nhau sẽ được gọi là sập tứ diện. Tuy nhiên trong thực tế khi kê sập ở trong nhà thì nó sẽ được kê sát tường (hoặc sát với ban thờ) nên mặt tiếp giáp với tường sẽ bị che đi.

Để tiết kiệm chi phí thì phần quây của mặt đó sẽ được làm tối giản nhất, tiết kiệm gỗ và công thợ đục tỉa. Đó là lý do sập tam diện (3 mặt nhìn giống nhau) sẽ rẻ hơn so với sập tứ diện (4 mặt giống nhau).

Sập tam diện
Sập tam diện (3 mặt giống sau)
Sập tứ diện
Sập tứ diện (4 mặt giống nhau)

Các bác có điều kiện chơi sập gỗ nên đặt làm sập tứ diện sẽ sang trọng, đẳng cấp hơn, khi bố trí kê chiều nào trong nhà cũng đẹp.