Đồ gỗ mỹ nghệ từ lâu không chỉ là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nó còn thể hiện được nét văn hoá, quan niệm sống và cá tính riêng của gia chủ. Do vậy, nhiều khách hàng lựa chọn các hoạ tiết cầu kỳ để trang trí nội thất trong nhà. Trong đó, điển tích Văn Vương cầu hiền, Lã Vọng câu cá rất được ưa chuộng.
Điển tích Văn Vương cầu hiền, Lã Vọng câu cá
Các gia đình truyền thống thường rất hay làm đồ gỗ có điển tích Văn Vương cầu hiền, Lã Vọng câu cá. Vậy tại sao hoạ tiết này lại được ưa chuộng đến vậy? Điều đó xuất phát từ ý nghĩa sâu xa của nó.
Tóm tắt điển tích
Điển tích Văn Vương Cầu hiền – Lã Vọng câu cá xuất phát từ một câu chuyện có thật. Chuyện kể về vua Văn Vương tức Chu Công Đán, vị vua đầu tiên của thời nhà Chu (thời Xuân Thu – thế kỷ XII trước Công Nguyên).
Vua Chu Văn Vương là người Trung Quốc, có tài nên dựng lên được nghiệp lớn. Ông là một vị vua anh minh, biết đất nước đang rất cần người hiền tài. Vậy nên cứ nghe nói ở đâu có người hiền là ông tìm bằng được để cầu kiến.
Một lần, vua nghe được ở vùng sông Vị có một người kỳ tài, học rộng tài cao. Người này muốn được góp sức mình vì nước vì dân. Thế nhưng vì giỏi và cương trực nên bị ganh ghét. Ông là Lã Vọng, năm đó đã hơn 80 tuổi. Vì chán nản nên lựa chọn ra bờ sông câu cá.
Lã Vọng cảm ơn ân đức của vua Văn Vương đã coi trọng, mời ra giúp cùng trị vì đất nước. Ông đã dốc lòng tham mưu phò tá nên đã giúp cho vua Văn Vương dựng nghiệp Nhà Chu được bền vững. Triều đại nhà Chu đã tồn tại được trên tám trăm năm. Đây là một triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (từ thế kỉ XII TCN đến năm 256 TCN).
Ý nghĩa của điển tích
Tưởng chừng chỉ là một điển tích bình thường, thế nhưng nó lại có ý nghĩa rất sâu xa.
- Với bậc minh quân, người lãnh đạo, cần không quản ngại khó khăn để tìm được người hiền tài. Bỏ qua cái vị thế bề trên, biết khiêm tốn, khiêm nhường, cầu thị.
- Với người thường, cần kiên nhẫn, vị tha, lạc quan để có cơ hội làm điều mình thích. Khi được coi trọng, cũng cần dốc hết sức lòng làm việc, cống hiến,…
Sử dụng điển tích Văn Vương cầu hiền, Lã Vọng câu cá trong đồ gỗ
Chính bởi câu chuyện hay và ý nghĩa sâu xa, điển tích Văn Vương cầu hiền được đưa vào đồ gỗ mỹ nghệ nhiều.
Các sản phẩm sử dụng điển tích
Do điển tích Văn Vương cầu hiền khá phức tạp nên không phải đồ vật nào cũng có thể sử dụng trang trí. Thông thường, người ta sử dụng điển tích vào các sản phẩm:
- Sập gụ, tủ chè
- Bàn ghế trường kỷ
- Tường gỗ khảm tranh
- Tượng gỗ Lã Vọng câu cá
Đây đều là các sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi tính cầu kỳ cao. Đồng thời cũng là sản phẩm có giá trị cao, dễ quan sát trong phòng khách. Nhờ vậy khách tới nhà chơi có thể chiêm ngưỡng sự tinh tế trong hoạ tiết điển tích.
Đặc biệt, các gia đình đặc thù lại càng yêu thích sử dụng hơn:
- Con cái trong nhà đang đi học, sắp ra trường
- Người làm công tác quản lý nhà nước, kinh doanh
Họ đều là người đi cầu hiền, đồng thời cũng là người lao động. Do vậy sử dụng điển tích Văn Vương cầu hiền là rất phù hợp.
Ưu điểm của đồ gỗ Thanh Tùng khi sử dụng điển tích
Chính vì được ưa chuộng, vậy nên có không ít cơ sở sản xuất có sản phẩm theo điển tích. Tuy nhiên, đồ gỗ Thanh Tùng vẫn luôn được ưa chuộng và tin tưởng hơn cả.
- Chất liệu gỗ tự nhiên, khảm lên rất đẹp mắt, mượt mà, không có chi tiết thừa thãi. Do vậy đồ gỗ Thanh Tùng có thể sử dụng lâu dài, truyền từ đời này sang đời khác.
- Đa dạng mẫu mã từ bàn ghế, sập gụ, tủ chè đến các đồ trang trí: tranh, tượng, bình phong,… Quý khách hàng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.
- Chi tiết đục khắc, khảm hình đều được chăm chút từng li từng tí. Sản phẩm làm ra đều hoàn hảo, không có bất cứ sai lệch nào,…
Chính vì vậy, khách hàng đều rất ưa chuộng Xưởng đồ gỗ mỹ nghệ Thanh Tùng. Các sản phẩm sử dụng điển tích Văn Vương cầu hiền đều “cháy hàng”. Bên cạnh các sản phẩm có sẵn, quý khách hàng còn có thể đặt làm theo yêu cầu. Do vậy sản phẩm dù cùng điển tích nhưng vẫn có được những nét rất riêng.
Còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi. Xưởng đồ gỗ mỹ nghệ Thanh Tùng sẽ tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng nhanh chóng và tận tình nhất.