Ý nghĩa những điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tích Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những họa tiết chủ đạo trên các bộ trường kỷ xưa. Mỗi điển tích ẩn chứa một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Để lý giải tường tận ý nghĩa từng điển tích và vì sao trường kỷ lại đục tích Tam Quốc Diễn Nghĩa, mời các bác cùng Đồ gỗ Thanh Tùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

Cận cảnh họa tiết Tam Quốc đục thủng trên nền rỗ tổ ong - Rất rõ nét và có hồn
Cận cảnh họa tiết Tam Quốc đục thủng trên nền rỗ tổ ong – Rất rõ nét và có hồn

Ý nghĩa của các điển tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Nhắc tới một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Quốc chắc không thể không nhắc tới Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đây là một tác phẩm có sự kết hợp hài hoà giữa văn học hư cấu, dã sử, chính sử, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hóa bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá. Đây cũng là một tác phẩm bất hủ và được ví như “mặt trăng mặt trời trường tồn cùng sông núi”.

Các điển tích nói riêng và tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa nói chung đã khoa trương các chiến tích để ca ngợi các anh hùng hảo hán. Cường điệu những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn cao thượng hơn hẳn so với người thường. Chính vì thế dù có rất nhiều thương vong nhưng hình ảnh được khắc họa không hề có không khí bi thảm.

Điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược và tấm lòng nhân ái trung nghĩa của các vị anh hùng nhà Thục Hán.

Đẹp đến từng milimet, toát được cái thần của nhân vật
Đẹp đến từng milimet, toát được cái thần của nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Điển tích 1: Kết nghĩa đoàn viên

Câu chuyện bắt đầu khi Lưu Bị thấy gã bán thịt heo Trương Phi đang thách đấu tài năng của Quan Vũ. Lưu Bị đã thầm thán phục và ngỏ ý muốn kết bằng hữu khi chứng kiến màn so tài này. Vì thế Lưu – Quan – Trương đã kết nghĩa từ đây và trở thành điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Điển tích 2: Uống rượu luận anh hùng

Đây là một điển tích xoay quanh bữa rượu giữa Tào Tháo và Lưu Bị. Tào Tháo và Lưu Bị đã từng đi khắp năm châu bốn bể, biết rất rõ anh hùng thời thế như thế nào. Do đó trong bữa rượu họ đã hàn huyên ôn lại kỷ niệm chiến tích. Nếu như Lưu Bị kể ra rất nhiều vị anh hùng: Viên Thuật, Viên Thiệu, Tôn Sách, Lưu Chương. Thì Tào Tháo lại gạt đi và nói: “Anh hùng trong thiên hạ thời nay duy chỉ có sứ quân cùng với Tháo đây mà thôi”…

Tác giả đã phác họa lên nhân vật của mình bằng những cử chỉ, hành động rất sôi động, tinh tế. Ở đoạn trích này ta có thể cảm nhận thấy Tào Tháo và Lưu Bị là hai con người có tính cách hoàn toàn tương phản. Nên khi đặt cạnh nhau thì điểm tương phản càng trở nên nổi bật.

Cận cảnh bức tranh Tam Quốc trên đoản ghế
Cận cảnh bức tranh Tam Quốc trên trường kỷ

Điển tích 3: Qua năm ải chém sáu tướng

Trong thời gian còn làm tù binh trong Tào Doanh, Quan Vũ đã từ chối mọi thiện ý của Tào Tháo,  treo ấn từ quan dẫn theo hai vị đại tẩu tiến về phía Hà Bắc để cùng Lưu Bị lập mưu.

Trên đường đi, Quan Vũ đã phải vượt qua năm quan ải và chém sáu vị tướng của Tào Tháo là : Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỉ, Vương Thực, Tân Kỳ .

Điển tích 4: Ôn tửu trảm Hoa Hùng

Ôn Tửu trảm Hoa Hùng được cho là điển tích ghi lại chiến công đầu tay của Quan Vũ. Lúc đó 3 anh em Lưu – Quan – Trương cùng nhau gia nhập 18 chư hầu dưới trướng Công Tôn Toán. Trước tình hình bị bao vây , các chư hầu hoang mang lo sợ thì Quan Vĩ đã xung phong xuất trận và được sự ủng hộ của Tào Tháo. Sau khi uống chén rượu mời của Tào Tháo, Quan Vũ đã xuất trận và trở về với chiến tích trên tay là chiếc đầu của Hoa Hùng. Tào Tháo đã rất sửng sốt khi thấy Quan Vũ trở về trong khi đó chén rượu trên tay vẫn còn ấm. Vì vậy mới có chiến tích Quan Công “ ôn tửu trảm Hoa Hùng”.

Điển tích 5: Tam cố thảo lư

Từ Thứ sau khi rời đi đã giới thiệu Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Để thuyết phục được Gia Cát Lượng xuất sơn, ba anh em Lưu – Quan – Trương đã trải qua 3 lần đến Nam Dương Long. Sau 2 lần thất bại, đến lần thứ 3 khi Trương Phi định phóng hỏa đốt nhà khi biết Gia Cát Lượng đang ngủ trong lều tranh nhưng Quan Vũ ngăn lại. Và rồi sau 1 giờ chờ đợi, cuối cùng Lưu Bị cũng có thể thỉnh giáo Gia Cát Lượng và ngồi nghe thuyết về Long Trung đối sách.

Chương ghế chia 3 ô đục tích tam quốc. Đoản ghế dài ngồi được 3-4 người
Chương ghế chia 3 ô đục tích tam quốc. Đoản ghế dài ngồi được 3-4 người

Điển tích 6: Khẩu chiến quần Nho 

Gia Cát Lượng đến Sài Trang để thuyết phục Tôn Quyền liên minh kháng lại Tào. Tôn Quyền cho mời đám mưu thần chủ trương đầu hàng của Đông Ngô tới buổi tiếp sứ, vừa để cho Gia Cát Lượng thấy Giang Đông nhiều người tài, vừa để thử thách Gia Cát Lượng có thể làm gì trước những ý kiến đầu hàng. Vì thế mà dẫn tới cuộc khẩu chiến giữa hai bên. Sau khi chiến thắng đám quần Nho, Gia Cát Lượng cũng khiến Rôn Quyền phải thán phục bởi những lời lẽ quyết tâm của mình và lệnh cho Chu Du lĩnh binh cùng Lưu kháng Tào.

Điển tích 7: Phản gián kế 

Tào Tháo đã thu nạp những tướng lĩnh thành thạo thuỷ chiến là Sái Mạo, Trương Doãn để huấn luyện thuỷ quân, phục vụ cho cuộc chiến chinh phục Giang Đông.

Tào Tháo phái Tưởng Cán là một người bạn của Chu Du đi dò la tin tức và khuyên hàng vị Đại đô đốc của Đông Ngô. Sớm nhìn rõ được ý đồ của Tào Tháo, Chu Du liền tương kế tựu kế bày yến tiệc tiếp đãi bạn cũ, sau đó giả say dẫn Tưởng Cán đi thăm doanh trại quân Ngô và đưa về lều trại của mình ngủ.

Tưởng Cán đã mắc bẫy khi nghĩ rằng bức thư xin hàng của Sái Mạo và Trương Doãn trên bàn của Chu Du là thật, nên đã báo tin về cho Tào Tháo. Tào Tháo tức giận đã sai quân chém đầu Sái Mạo và Trương Doãn. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh lại Tào Tháo đã nhận ra rằng mình đã mắc mưu của Chu Du, đã giết đi những tướng lĩnh thông thạo thuỷ chiến trong quân đội. 

Vì sao trường kỷ lại đục tích Tam Quốc?

Ngày nay, những điển tích Tam Quốc được khéo léo lồng ghép vào trong đồ gỗ nội thất, từ bàn ghế, trường kỷ đến sập gụ tủ chè… Từng điển tích được nghệ nhân đục khắc tỉ mỉ, vừa tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, lại vừa gửi gắm được ý nghĩa sâu xa của điển tích xưa.

Trường kỷ cỡ Trung đục tích Tam Quốc gỗ gụ mật đẹp không tì vết
Trường kỷ cỡ Trung đục tích Tam Quốc gỗ gụ mật đẹp không tì vết

Trường kỷ đục tích Tam Quốc mang vẻ đẹp thời gian, tái hiện lại những điển tích lịch sử và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng. Đó là sự trung hậu, nhân từ, hào phóng, chính trực, anh dũng, đoàn kết, thông minh, quên mình vì nghĩa… Những đức tính đó được khắc họa trong hình tượng nhân vật Lưu Bị và các anh hùng thời Thục Hán.

Đồng thời, điển tích cũng phơi bày những thói hư tật xấu của con người. Sự hung ác, tàn bạo, nham hiểm, hống hách, hoang dâm vô độ,… của các nhân vật Tào Tháo, Đổng Trác, Viên Thiệu,… như một lời cảnh tỉnh và nhắc nhở tới thế hệ sau.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa của điển tích Tam Quốc mới thấy các nghệ nhân xưa thật thâm thúy và tài tình khi đã tạo nên các bộ trường kỷ đục tích Tam Quốc.

KẾT LUẬN

Điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa là một kho báu về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm về giá trị và thẩm mỹ của quần chúng thời xưa. Cho đến ngày nay tác phẩm vẫn được yêu thích và được đưa vào đồ nội thất như một cách lưu giữ lại những giá trị nhân văn, những điều hay trong cuộc sống và để giáo dục cho con cháu.

Các bác có thể tham khảo một số mẫu trường kỷ đục tích Tam Quốc tại Đồ Gỗ Thanh Tùng dưới đây. Bằng những đường nét tinh xảo được đục thủ công từ các nghệ nhân đã diễn tả chân thực tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa và những ý nghĩa đằng sau bức tranh từ cái tài của người thợ mộc.