Ý nghĩa của tích Tứ Dân trong văn hoá của người Việt

Ta thường bắt gặp hình ảnh tích tứ dân xuất hiện trong đồ gỗ nội thất như: trường kỷ, tranh gỗ, sập gỗ… Vậy tứ dân là gì và có ý nghĩa như thế nào trong văn hoá của người Việt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tranh Tứ dân 1 trên chương đoản
Tranh Tứ dân 1 trên chương đoản

Tích tứ dân có ý nghĩa gì?

Từ xa xưa, xã hội có 4 ngành nghề chính mà người dân làm để mưu sinh, tứ dân để chỉ đến: Ngư – Tiều – Canh – Mục. Ở đây nói đến ngư phủ (Người làm nghề đánh cá), tiền phu ( người làm nghề đốn củi), nông phu ( người làm ruộng) và mục phu (người làm nghề gỗ). Những ngành nghề rất đỗi bình dị và thân quen vẫn gắn liền cho đến ngày nay. Giờ đây khi cuộc sống ngày càng nâng cao thì những hình ảnh này lại được tái hiện lại trên những bức tranh, chương ghế,…

Tứ dân cũng là cách gọi của bốn tầng lớp dân cư chính trong xã hội xưa dưới triều đại quân chủ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. 4 tầng lớp bao gồm: “ Sĩ – Nông – Công – Thương”.

Sập 3 bông đục tích tứ dân nghệ thuật
Sập 3 bông đục tích tứ dân nghệ thuật

Ý nghĩa của Sĩ trong tích tứ dân

Sĩ được xếp là giai cấp đầu tiên được trọng vọng trong xã hội. Là tầng lớp trí thức chỉ những người có hiểu biết như: thầy đồ, thầy thuốc, học trò, quan lại. Những người thuộc tầng lớp này có cuộc sống nhàn nhã, đa số thời gian họ dành để đọc sách, ngâm thơ. Những người bình dân muốn gia nhập tầng lớp này phải học tập thật chăm chỉ và thi khoa cử để thay đổi cuộc sống.

Từ xa xưa người Việt ra đã coi trọng việc học hành thi cử và có tư tưởng Nho giáo phản ánh rõ qua việc tầng lớp sĩ gần như không tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất mà chỉ tập trung học. Người vợ chính là lao động chính trong nhà, tần tảo lo toan mọi việc từ đồng áng đến chăm sóc chồng. Người xưa đã có câu “Của chồng công vợ” – vai trò của người vợ đối với thành công của người chồng. Nếu như người chồng thi đỗ khoa cử thì người vợ cũng sẽ trở thành bà thám, bà bảng hay là mợ cử mợ tú. Nếu người chồng không thi đậu thì người vợ vẫn có thể hãnh diện với dân làng khi là vợ của thầy đồ.

Ý nghĩa của Nông trong bộ tứ dân

Đây là lực lượng đông đảo nhất và chủ yếu trong xã hội Việt Nam ngày xưa. Họ là những người nông dân lao động chân tay, chân lấm tay bùn vất vả quanh năm suốt tháng nhưng vẫn không đủ ăn. Do những gánh nặng về sưu thuế và ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh.

Nông dân là lực lượng lao động sản xuất chính nuôi sống toàn bộ xã hội. Họ tham gia vào quân đội để bảo vệ tổ quốc nhưng đồng thời cũng là tầng lớp bị áp bức nhiều nhất.

Tầng lớp này chia thành 3 loại: Trung nông, bần nông và cố nông. Cố nông là những người nghèo khổ nhất, quanh năm lam lũ làm thuê vác mướn chỉ đủ để kiếm ăn.

Cận cảnh họa tiết được đục khắc tinh vi và có hồn
Cận cảnh họa tiết Tứ Dân được đục khắc tinh vi và có hồn

Ý nghĩa của Công trong tứ dân

Những người làm thủ công, làm thuê trong các làng nghề truyền thống như dệt, chạm bạc, khâu nón, làm tranh… được xếp vào tầng lớp này. Trong xã hội ngày xưa, quy mô ngành nghề này nhỏ lẻ, còn manh mún chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của làng xã, họ tranh thủ làm thêm để cải thiện cuộc sống trong những lúc nông nhàn. Còn ở thành thị những người thợ này tập hợp thành những phường để bảo vệ giúp đỡ lẫn nhau

Ý nghĩa Thương trong tứ dân

Hoạt động buôn bán có lẽ là ít ỏi nhất trong xã hội lúc bấy giờ bởi nền kinh tế lúc ấy là tự cung tự cấp không có nhu cầu trao đổi hàng hoá khỏi phạm vi cư trú. Người Việt xưa kia cho rằng nghề kinh doanh là nghề lừa lọc người khác để mang lợi ích về cho mình nên những người làm nghề này thường không được yêu mến và gọi với cái tên “con buôn” và có lẽ cụm từ  “mua gian bán lận” đã trở thành cụm từ phổ biến cho đến ngày nay.

Sự giống và khác nhau của tứ dân xưa và nay

Xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi về vai trò của tứ dân. Nếu như ngày xưa dân cư được phân tầng lớp rõ ràng thì ngày nay mọi người có vị thế ngang nhau trong xã hội. Không chỉ riêng tầng lớp Sĩ được học tập mà tất cả người dân đều có quyền bình đẳng như nhau, muốn tồn tại, và phát triển trong xã hội phải trau dồi kiến thức, văn hoá.

Mẫu bàn ghế Trường kỷ đục tích Tứ dân siêu độc đáo trên nền tổ ong 100% gỗ gụ mật
Mẫu bàn ghế Trường kỷ đục tích Tứ dân siêu độc đáo trên nền tổ ong 100% gỗ gụ mật

Trước đây tầng lớp thương nhân không được coi trọng nhưng ngày na. Trong bối cảnh hội nhập thế giới thì doanh nhân lại được xã hội tôn vinh và trân trọng bởi chính tầng lớp này đã góp phần trong sự phát triển của xã hội.

Có lẽ những tác phẩm nghệ thuật về tứ dân ra đời có ảnh hưởng sâu đậm đến niềm tin, tín ngưỡng cả trong tranh vẽ, thêu thùa hay điêu khắc gỗ. Trong các bức họa tích tứ dân ta đều cảm nhận được một nét thong dong, tận hưởng cuộc sống bình dị hòa mình với tự nhiên trời đất. Thường là các hình ảnh khắc họa đời sống làng quê, hoa cỏ và chim thú. Đặc biệt trong các bức họa, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật về tứ dân không có sự xuất hiện của tầng lớp quyền lực, người có quyền có tiền nhưng trong lòng khi nào cũng phải lo lắng xử lý, quản lý mọi việc nên chẳng thể yên lòng. 

Kết luận

Tứ quý, tứ linh, tứ bình, tứ dân… tất cả đều hoàn toàn tách biệt nhưng chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau. Những bức tranh đều mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong đó tích tứ dân tượng trưng cho 4 ngành nghề và cũng tượng trưng cho 4 tầng lớp trong xã hội xưa. Giờ đây khi khoa học tiến bộ thì những bức tranh này lại là những thú vui tao nhã hòa quyện với thiên nhiên.

Hãy cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật có tích tứ dân vô cùng độc đáo và sang trọng tại Xưởng gỗ Thanh Tùng. Đây là những hình ảnh hết đỗi bình dị thân quen nhưng khi qua tay các nghệ nhân lại trở nên sinh động và có hồn, lột tả được hết các văn hoá đặc sắc trong văn hoá của người việt!